Du học Canada – Xứ sở lá phong nơi ươm mầm tài năng trẻ

Canada là một cường quốc luôn nằm trong số các quốc gia giàu có nhất trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu người cao thứ 8 toàn cầu,và chỉ số phát triển con người cao thứ 11. Canada được xếp vào hàng cao nhất trong các so sánh quốc tế về giáo dục, độ minh bạch của chính phủ, tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt, và tự do kinh tế. Do đó, Canada được mệnh danh là một trong những quốc gia đáng sống nhất thế giới và là nơi ươm mầm rất nhiều tài năng trẻ.

Đôi nét về Canada

Thủ đô: Ottawa, thuộc tỉnh Ontario.
Diện tích: 9,984,670 km2 (thứ 2 thế giới)
Dân số: 38,246,108 người (2021)

Địa lý

Lãnh thổ Canada gồm 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ liên bang, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Khí hậu Canada có chung hai đường biên giới với Hoa Kỳ, một ở phía Tây Bắc và một ở phía Nam.

Khí hậu

Do diện tích Canada rộng lớn nên xuất hiện rất nhiều vùng khí hậu khác nhau. Mùa hè kéo dài từ khoảng tháng 6 đến tháng 9, thời tiết ấm dần theo thời gian, nền nhiệt ban ngày dao động từ 20°C đến 30°C, thậm chí cao hơn. Riêng miền nam Quebec và Ontario, khí hậu mùa hè có thể rất ẩm ướt. Khí hậu mùa hè ở Toronto cũng như tại một số thành phố khác ở phương Tây: khá dễ chịu sau một mùa đông dài, không có nằng và lạnh.

Mùa xuân và mùa thu là những mùa chuyển tiếp trong năm. Giai đoạn này, lượng mưa tăng lên rõ rệt, thời tiết thường trở nên lạnh hoặc ấm hơn bình thường. Vào mùa đông thì khí hậu Canada thường rất lạnh, nhiệt độ luôn ở mức dưới 0°C. Khắp nơi đều có tuyết bao phủ suốt từ tháng 12 đến tháng 3, tháng 4. Chỉ riêng khu vực phía Tây Nam British Columbia (bao gồm cả thành phố Vancouver và Victoria), dù đang trong mùa đông nhưng nhiệt độ vẫn trên 0°C và có mưa nhiều hơn là tuyết.

khi-hau-canada-du-hoc-canada
khí hậu ở canada 1

Cảnh đẹp thiên nhiên Canada vô cùng phong phú. Từ những thảo nguyên rộng lớn đến những khu vực núi cao, từ những vùng băng giá vĩnh cửu ở phía Bắc đến những vùng rừng ôn đới xanh tươi. Bên cạnh đó, Canada cũng là nơi có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều sông hồ…

Điều kiện văn hóa – xã hội

Canada là một quốc gia song ngữ. Tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức. Trong lịch sử, Canada chịu ảnh hưởng của các văn hóa và truyền thống Anh Quốc, Pháp, và thổ dân. Thông qua ngôn ngữ, nghệ thuật và âm nhạc, các dân tộc thổ dân tiếp tục có ảnh hưởng đến bản sắc Canada.

Ngoài ra, Canada thúc đẩy và nâng cao chủ nghĩa đa văn hóa bằng cách khuyến khích mọi người dân Canada tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Mọi người không phân biệt chủng tộc hay sắc tộc, ai cũng có thể tham gia bình đẳng vào mọi lĩnh vực xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị. Mọi người ở Canada đều bình đẳng. Mọi người đều có quyền được lắng nghe. Tất cả các quyền này được đảm bảo trong Hiến pháp Canada và Hiến chương về Quyền và Tự do của Canada. Canada không chấp nhận hận thù và bạo lực.

Về tôn giáo, theo cuộc điều tra dân số mới đây, hơn 80% dân số Canada theo đạo Cơ-đốc, trong đó khoảng 46% dân số theo đạo Thiên Chúa và 36% theo đạo Tin Lành). Các tôn giáo khác bao gồm đạo Do Thái, đạo Hồi, đạo Hin-đu, đạo Sích và đạo Phật. Khoảng 12,5% dân số không theo tôn giáo nào, chiếm tỷ lệ cao hơn tất cả các giáo phái, trừ Thiên Chúa Giáo La Mã.

Văn hóa tiền tip: Tương tự như quốc gia lân cận là Mỹ, Canada cũng có văn hóa tiền tip. Nhân viên phục vụ thường chỉ nhận được lương cơ bản 10 đô la 1 giờ nên thu nhập chính vẫn đến từ tiền tip của khách. Số tiền tip quy chuẩn sẽ là 15 đến 20% tổng hóa đơn nên trừ khi dịch vụ quá tệ thì bạn nên chủ động tip để thể hiện sự cảm kích vì đã được nhân viên chăm sóc chu đáo.

Nền kinh tế

Canada là một trong những đất nước có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới. Canada là quốc gia có GDP lớn thứ 10 trên thế giới nhờ nền kinh tế tri thức cùng sự đa dạng về ngành nghề, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, ngành sản xuất và khai thác hải sản phát triển mạnh.

Mức sống của người dân Canada đứng thứ sáu trên thế giới (dựa trên bình quân tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người), đứng sau Mỹ, Thụy Sỹ, Luxembourg, Đức và Nhật Bản. Vị trí của Canada giữa các nước thậm chí còn có xu hướng cao hơn nếu đánh giá tổng sản phẩm quốc nội cùng với các nhân tố khác góp phần làm nên chẩt lượng cuộc sống một cách tổng thể như tuổi thọ, giáo dục…

du-hoc-canada

Hệ thống giáo dục

Hệ thống giáo dục ở Canada bao gồm từ trường công lập và tư thục từ mẫu giáo tới đại học. Tại Canada thì ở cấp đại học hầu hết đều là trường công lập, không có tư thục, vì vậy, chất lượng giáo dục đều ngang bằng nhau trên khắp đất nước.

Bậc Tiểu học

Ở Canada việc cho phép trẻ em đi học là điều bắt buộc vì nó là yêu cầu pháp lý (giáo dục tốt, xã hội vững mạnh). Giáo dục tiểu đi theo một cấu trúc đồng nhất trên khắp Canada, với một số khác biệt nhỏ tại các tỉnh bang. Thông thường, những lớp học này sẽ bắt đầu từ 5 đến 6 tuổi và bắt đầu với 1 năm tại trường mẫu giáo.

Bậc Trung học

Như đã nói ở trên, Canada có rất nhiều trường trung học từ công lập tới tư thục. Học sinh tại đây có thể lựa chọn học kết hợp văn hóa với tiếng Anh.

Trường trung học tư thục

Toàn bộ các tỉnh bang ở Canada đều có trường trung học tư thục, và bạn biết không, nhiều nhà kinh doanh và lãnh đạo chính trị nổi tiếng tại Canada từng tốt nghiệp tại những trường tư thục này. Một điều nữa mà bạn có thể yên tâm đó là toàn bộ các trường tư thục bắt buộc phải đăng ký với Bộ giáo dục tại tỉnh bang hoặc lãnh thổ của họ và phải đảm bảo các tiêu chuẩn về giáo trình giảng dạy và các tiêu chuẩn khác được bộ liên quan quy định. Ở Canada có cả trường dành riêng cho nam, riêng cho nữ hay cả nam và nữ cho trẻ.

Trung học công lập

Giờ đây, hệ thống giáo dục Canada ở nhiều trường công lập đã bắt đầu thu nhận du học sinh quốc tế, và ngày càng mở rộng trên toàn đất nước. Những trường công lập này đều được quản lý bởi hội đồng giáo dục (school board) được bầu ra ở địa phương.

Tùy mỗi tỉnh bang mà chính sách thu nhận học sinh quốc tế khác nhau và mức học phí cũng không giống nhau. Và một điều nữa đó là một vài trường trung học công lập có chương trình International Baccalaureat – IB (chứng chỉ quốc tế). IB là chứng chỉ được công nhận khắp Bắc Mỹ – tương đương với năm thứ nhất đại học. Khi học sinh đạt được điểm cao môn học IB thì sẽ được các đại học công nhận khi học sinh đó chuyển lên đại học.

Cao đẳng

Tại Canada có khoảng 175 cơ sở giáo dục sau trung học đều là thành viên thuộc ACCC – Hiệp hội các trường cao đẳng cộng đồng Canada. Tại Canada, giáo trình giảng dạy ở nhiều trường cao đẳng còn chuyên sâu về nghề nghiệp hơn là ở bậc đại học. Những lớp học ít người thì các khóa học thường là thực tập ở bên ngoài trường, không gian học và phòng lab thoáng đãng, cách dạy tương tác nhiều hơn, nhiều cấp độ học khác nhau từ kỹ thuật cho tới ngành nghệ thuật sáng tạo.

Tại đất nước ngày, nhiều trường cao đẳng là nơi đào tạo xuất sắc cho nhiều lĩnh vực như môi trường, công nghệ thông tin, khách sạn, du lịch,…Ở đây có chương trình học toàn thời gian và bán thời gian linh động cho học sinh bao gồm như y tế, nghệ thuật ứng dụng, kinh doanh, dịch vụ xã hội,…Có thể nói, các trường cao đẳng là địa chỉ giáo dục cấp tiến, thường xuyên thay đổi để đáp ứng được những nhu cầu về kinh tế xã hội của cộng đồng.

Cao đẳng Đại học

Đây là dạng kết hợp giữa trường cao đẳng và đại học ở Canada. Khi theo học tại đây, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 định hướng đó là:

  • Theo học 1 chương trình văn hóa trong 2 năm, sau đó chuyển tiếp đi lên đại học
  • Học 2-3 năm để tốt nghiệp với bằng cấp chuyên môn.

Hầu hết các trường đại học đều có liên kết với một vài trường đại học trong vùng để thuận tiện cho quá trình chuyển tiếp. Sau khi chuyển tiếp lên đại học, sinh viên sẽ học tiếp 2 năm cuối của chương trình đại học kéo dài 4 năm.

Cao đẳng cộng đồng – Community College

Có thể nói, tại Canada, trường cao đẳng cộng đồng là phổ biến nhất, có nhiều chương trình đào tạo chuyên môn từ 1-3 năm (gồm cả thời gian thực tập). Một số ít còn có chương trình chuyển tiếp lên đại học, học sinh có thể học các khóa học tương đương với các khóa học trong 2 năm đầu của chương trình 4 năm đại học. Sau đó thì sẽ tiếp tục học tiếp chương trình học 2 năm cuối tại trường đại học để hoàn tất chương trình học.

Trường cao đẳng nghề – Technical Institute/Career College

Đây là những cơ sở giáo dục tư nhân, tại đây có các giáo trình dạy cho học sinh những kỹ năng thực tế áp dụng khi làm việc ngoài thị trường sau khi theo học trong thời gian ngắn. Nếu bạn đang tìm kiếm chương trình đào tạo ngắn hạn cho nghề điện ảnh, tin học, internet, du lịch khách sạn, thiết kế đồ họa,…thì đây là một lựa chọn chính xác. Dù là trường do tư nhân làm chủ nhưng đều được tỉnh bang công nhận và đảm bảo các tiêu chuẩn trong chương trình học và chất lượng giảng dạy.

Đại học – UNIVERSITY

Tính đến nay, có 95 trường đại học tại Canada nổi tiếng trên thế giới về chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, vì thế bằng được cấp từ Canada luôn được công nhận toàn thế giới. Nhà nước tài trợ cho các trường đại học Canada quy mô lớn, không phân biệt địa điểm hay ngành học. Mỗi trường có số lượng sinh viên theo học dao động từ 1.000 – 35.000 sinh viên.

Tại đây có rất nhiều loại hình đào tạo và đủ loại văn bằng cho kỹ sư, cử nhân hay tiến sĩ, có cả chứng chỉ và diploma chuyên môn. Tùy mỗi tỉnh bang, mỗi trường, mỗi chương trình học mà học phí sẽ thay đổi, nên cần tham khảo trước khi quyết định theo học.

Trường ngoại ngữ – LANGUAGE SCHOOL

Dù là quốc gia đa ngôn ngữ nhưng tại Canada có 2 ngôn ngữ chính thức là tiếng anh và tiếng Pháp. Học sinh quốc tế có thể lựa chọn học bằng tiếng anh (ESL) hoặc bằng tiếng Pháp (FSL) như là sinh ngữ hai.
Hầu hết các trường dạy tiếng Pháp đều tập trung tại tỉnh bang Quebec, và tương tự như chương trình dạy tiếng anh, học sinh có thể theo học chương trình tiếng Pháp bất cứ khi nào.

Các ngành học phổ biến khi chọn du học Canada

  • Sức khỏe và y học
  • Quản trị du lịch và Khách sạn
  • Kinh doanh
  • Kỹ thuật và Công nghệ
  • Truyền thông và Báo chí

KNT Education với hơn 20 năm kinh nghiệm trong tư vấn và hỗ trợ du học các nước. KNT đã hỗ trợ nhiều học sinh và sinh viên Việt Nam săn học bổng du học Canada thành công và tỷ lệ đậu visa Mỹ cao.

Liên hệ ngay KNT!

  • Trụ sở chính: 451/36/36 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh – Điện thoại: 028 22 312 268
  • VPĐD: C20 KQH Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân, Đường Hùng Vương, Phường 11, TP. Đà Lạt – Điện thoại: 026 33 74 7271
  • Hotline: 0913 614 654 – 0937 68 70 86
  • Email: tuyet.huynh@knt.edu.vn

 

Tags: