Du học New Zealand – Điểm đến của tri thức và tài năng

Đôi nét về New Zealand

Thủ đô: Wellington
Diện tích: 268,021 km2
Dân số: 5,387,510 người (2021)

Địa lý

Nằm ở phía nam Thái Bình Dương và cách Australia 1.600km về hướng Đông; New Zealand được tạo nên từ hai hòn đảo chính là đảo Bắc và đảo Nam cùng với nhiều hòn đảo nhỏ khác. Các thành phố lớn tại New Zealand: Thành phố Auckland; thành phố Wellington, thành phố Queenstown, thành phố Dunedin; thành phố Christchurch, thành phố New Plymouth,

Khí hậu

Với khí hậu ôn đới, New Zealand có mùa hè ấm khô và mùa đông ẩm ướt. Mùa xuân: Tháng 9 -11; Mùa hạ: Tháng 12 -2; Mùa thu: tháng 3 – 5; Mùa đông: tháng 6 – 8. Các mùa ở đây ngược với các mùa ở Bắc bán cầu. Tháng nóng nhất là tháng giêng; nhiệt độ trung bình cao nhất là 26°C ở cực Bắc và 19°C ở cực Nam. Tháng 7 là tháng lạnh nhất; nhiệt độ trung bình ban ngày thay đổi từ 10°C đến 15°C.

Khí hậu New Zealand mang đặc tính của cả vị trí địa lý và địa hình của đất nước . Do ảnh hưởng của vĩ độ và gần đại dương nên khí hậu không bao giờ quá nóng hay quá lạnh. Thời tiết New Zealand thay đổi như trở bàn tay, trời đang mưa có thể đột nhiên hửng nắng hoặc đổi gió.

du-hoc-new-zealand

Khí hậu miền biển thường xuyên có gió. Gió thổi nhiều nhất là từ phía Tây. Dãy núi xương sống của đất nước tạo ra những yếu tố khí hậu khác nhau rõ rệt giữa hai bên sườn núi; nhất là trên đảo Nam. Bờ biển miền tây của đảo Nam có lượng mưa hàng năm cao nhất thế giới. Bờ biển phía Đông thì khô ráo hơn nhiều.

Điều kiện văn hóa – xã hội

Nền văn hóa con người New Zealand rất phong phú; và đa dạng do sự hòa trộn của văn hóa Polynesia và văn hóa châu Âu. Những ảnh hưởng của các nền văn hóa Maori, đảo Pacific; Âu châu và Á châu; đã làm cho New Zealand trở thành một mảnh đất nhiều màu sắc và đầy sức sống; với nhiều phong tục tập quán và các món ăn để thưởng thức.

Hơn thế nữa những người dân ở đây rất tự nhiên, cởi mở, chân thành, hay cười; ưu thích lối sống đơn giản và họ thường được gọi là người Kiwi. Văn hóa con người New Zealand trong giao tiếp hàng ngày; họ thường gọi nhau bằng tên kể cả trong kinh doanh để thể hiện sự gần gũi và thân thiện.

Công giáo là tôn giáo chính ở New Zealand, phần lớn người dân ở đây đều theo đạo này. Bên cạnh đó, các tôn giáo khác cùng có mặt ở đây như Thiên chúa giáo được các nhà truyền giáo đạo cơ đốc truyền bá cho người Maori từ thế kỷ 19, và các tôn giáo này đều được người dân tôn trọng.

Nền kinh tế

Kinh tế New Zealand là một nền kinh tế thị trường phát triển chủ yếu dựa vào trao đổi thương mại quốc tế, với các đối tác thương mại chính là Úc, Hoa Kỳ và Nhật Bản. New Zealand có thế mạnh về du lịch và xuất khẩu nông nghiệp, chỉ có một ít cơ sở sản xuất chế tạo và các thành phần công nghệ cao. Nền kinh tế thị trường tự do được cải cách vào cuối thập kỷ trước của New Zealand đã loại bỏ những rào cản đối với đầu tư nước ngoài, hơn hết New Zealand là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.

du-hoc-new-zealand-auckland

Hệ thống giáo dục của New Zealand

Hệ thống giáo dục của New Zealand được chia thành 3 cấp: Giáo dục mẫu giáo; Giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); Giáo dục đại học và sau đại học.

Giáo dục phổ thông bao gồm 13 lớp, từ Lớp 1 (5 tuổi) đến Lớp 13 (19 tuổi). Đa số các trường phổ thông là trường công và nhìn chung, các trường có cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy khá tương đồng. Hầu hết các trường phổ thông tiếp nhận cả học sinh nam và nữ, có khoảng 10% các trường chỉ nhận hoặc nam sinh hoặc nữ sinh, và có một số trường nội trú. Cũng có một số ít các trường là trường tư thục, hoặc các trường liên kết với các giáo hội.

Từ Lớp 1 đến Lớp 10, học sinh được tạo điều kiện tối đa để phát huy tiềm năng của bản thân thông qua chương trình học theo khung chuẩn quốc gia (New Zealand Cirriculum – NZC). NZC bao phủ nhiều lĩnh vực, giúp học sinh định hình nền tảng vững chắc cho bản thân, đặc biệt là các kĩ năng sống và giá trị sống. Từ khoảng giữa năm Lớp 10, học sinh sẽ bắt đầu xác định con đường tương lai của mình, với các lựa chọn như: học đại học, học nghề, đi làm.

Bậc phổ thông trung học

Với bậc Phổ thông trung học (có thể được gọi là Secondary school, hoặc High school, hoặc College), học sinh sẽ học chương trình Chứng chỉ Giáo Dục Quốc gia NCEA (National Certificate of Educational Achievement; tương đương với Bằng Tốt Nghiệp PTTH của Việt Nam). NCEA được thiết kế linh động, phù hợp với năng lực và sở thích của từng học sinh, cũng như với định hướng ngành học tương lai mà các em quan tâm. Với hình thức tích lũy tín chỉ, NCEA cho phép học sinh trung học được lựa chọn môn học theo thế mạnh của bản thân.

NCEA có 3 cấp độ: 1, 2 và 3 tương đương với Lớp 10, 11 và 12 của Việt Nam. Sau cấp độ 1 và 2, các em có thể chọn học cấp độ tiếp theo hoặc chuyển sang học nghề (sau khi học nghề vẫn có thể tiếp tục lên đại học). Các trường phổ thông cũng giảng dạy nhiều môn học để giúp học sinh có thể đi làm hoặc theo học nghề sau khi rời trường phổ thông và các môn học này đều được ghi nhận tín chỉ để học sinh có thể hoàn thành NCEA.Chứng chỉ NCEA được tất cả các đại học tại New Zealand và tại các nước khác trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc, Đức… công nhận. NCEA Level 3 tương đương với A-Levels ở Anh và Certificate of Education (ACE) ở Úc.

Lớp 13 ở New Zealand tương đương với Lớp 12 ở Việt Nam (vì các bạn nhỏ New Zealand bắt đầu học lớp 1 ngay sau sinh nhật 5 tuổi). Yêu cầu đầu vào của các trường phổ thông ở New Zealand rất linh động: học sinh không nhất thiết phải thi các chứng chỉ tiếng Anh (như IELTS, TOEFL…) mà chỉ cần nộp học bạ và nếu cần thiết thì sẽ được phỏng vấn hoặc làm một bài kiểm tra năng lực ngoại ngữ để các trường hỗ trợ thêm về mặt tiếng Anh khi học sinh theo học tại trường.

Ngoài NCEA, học sinh có thể chọn chương trình Cử nhân Quốc tế (IB) và chương trình Cambridge (Cambridge International Examinations).

Bậc đại học và sau đại học

Bậc đại học và sau đại học gồm hệ thống các trường đại học, học viện kỹ nghệ, các trường tư thục.

Đại học (University)

New Zealand có 08 trường Đại học, bao gồm: University of Auckland, AUT University, Lincoln University, Victoria University of Wellington, Massey University, University of Waikato, University of Canterbury, University of Otago. Tất cả đều là trường công lập, có chất lượng khá tương đồng nhau.

du-hoc-new-zealand-university-of-otago

New Zealand là quốc gia duy nhất trên thế giới có tất cả các trường ĐH công lập nằm trong 3% các trường ĐH tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng các Đại học tốt nhất thế giới QS năm 2017/18 (QS World University Rankings 2017/18). Đồng thời, thống kê mới nhất của Bảng xếp hạng các đại học tốt nhất thế giới tính theo ngành học (QS World University Rankings by Subject) cho thấy New Zealand có 22 ngành học thuộc top 50 trên toàn thế giới. Kết quả này đến từ phần đầu tư khoảng hàng trăm triệu đô la New Zealand mỗi năm của các trường ĐH New Zealand để phục vụ nghiên cứu. Ngân sách dành cho nghiên cứu và sáng tạo của 08 trường ĐH New Zealand chiếm hơn 1/3 ngân sách dành cho nghiên cứu và sáng tạo của cả nước. Hệ thống giám sát giáo dục các trường đại học tại New Zealand giúp đảm bảo tiêu chuẩn cao và sự nhất quán trong cả công tác giảng dạy và nghiên cứu.

Trường đại học đào tạo các chương trình Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Các chương trình Cử nhân thường kéo dài 3 năm (với các ngành Kỹ sư thì thời gian học là 4 năm, các ngành Kiến trúc hoặc Thú y kéo dài 5 năm, và chương trình học ngành Y thường là 6 năm). Tùy vào thành tích học tập sau chương trình Cử nhân 3 năm, sinh viên có thể tiếp tục học thêm 1 năm để có bằng Cử nhân danh dự (Bachelor’s Honors Degree). Thời gian học Thạc sĩ có thể kéo dài 1 năm, 1 năm rưỡi hoặc 2 năm. Bậc Tiến sĩ có thời gian trung bình từ 3-4 năm thay vì 4-5 năm nhưng nhiều quốc gia khác.

Học viện Kỹ nghệ (Institutes of Technology and Polytechnic – ITPs)

New Zealand có 16 Học viện Kỹ nghệ, đào tạo và giảng dạy các chương trình học thuật, nghề hoặc các khóa huấn luyện chuyên nghiệp với nhiều ngành học đa dạng, trọng tâm của chương trình giảng dạy là những kiến thức mang tính ứng dụng cao và cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học. ITPs thường xuyên tham khảo ý kiến với các doanh nghiệp để đảm bảo chương trình học và những kĩ năng của sinh viên có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Ngoài Chứng chỉ (Certificate), Văn bằng (Diploma), ITPs cũng giảng dạy các chương trình Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ, và giá trị của các bằng cấp được công nhận tại New Zealand cũng như trên toàn cầu.

Các trường tư thục (Private Training Establishments – PTEs)

Có hơn 500 trường tư thục có đăng ký hoạt động ở New Zealand. Nhiều trường tư thục có các khóa học thích hợp để đào tạo các ngành nghề cụ thể, giúp sinh viên đạt được những chứng chỉ và văn bằng để có thể đi làm. Ví dụ chuyên ngành kiểm soát không lưu, phi công và đào tạo máy tính cũng như đào tạo giáo viên mầm non, du lịch và các ngành thiết kế. Các học viện tại New Zealand cung cấp đa dạng lựa chọn học tập cho sinh viên, từ các ngành nghề cơ bản như Khoa học, Kỹ thuật, Quản trị kinh doanh, nông nghiệp cho đến các ngành học chuyên biệt với các môn học mới ít được giảng dạy tại các nước khác trên thế giới, nhưng lại là những ngành học mới nổi, có triển vọng công việc tốt như An ninh mạng, Quản lý thể thao, Hàng không, làm phim…

Một lựa chọn khác cũng được đông đảo sinh viên quốc tế theo học tại New Zealand là các khóa học tiếng Anh, từ Tiếng Anh tổng quát hỗ trợ giao tiếp, du lịch,… cho đến các khóa Tiếng Anh luyện thi IELTS, TOELF, Cambridge; Tiếng Anh học thuật; Tiếng Anh chuyên ngành; các khóa học này được thiết kế linh động để phù hợp với nhu cầu và trình độ của từng học viên.

Các ngành học phổ biến khi du học New Zealand

  • Du lịch khách sạn
  • Khoa học nông nghiệp
  • Khoa học ứng dụng
  • Kiến trúc xây dựng
  • Kinh doanh quản lý
  • Công nghệ thông tin
  • Nghệ thuật sáng tạo
  • Giáo dục
  • Nhóm ngành y tế và chăm sóc sức khỏe

KNT Education với hơn 20 năm kinh nghiệm trong tư vấn và hỗ trợ du học các nước. Đến với KNT các bạn sẽ được tư vấn lộ trình du học New Zealand thông minh và tiết kiệm nhất.

Liên hệ ngay KNT!

  • Trụ sở chính: 451/36/36 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh – Điện thoại: 028 22 312 268
  • VPĐD: C20 KQH Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân, Đường Hùng Vương, Phường 11, TP. Đà Lạt – Điện thoại: 026 33 74 7271
  • Hotline: 0913 614 654 – 0937 68 70 86
  • Email: tuyet.huynh@knt.edu.vn

Tags: